Vắc xin VAT (Việt Nam) phòng bệnh uốn ván

Chủ nhật - 19/06/2022 12:51
Vắc xin VAT giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván cho người lớn và trẻ em.
Vắc xin VAT (Việt Nam) phòng bệnh uốn ván

1. Thông tin vắc xin

Vắc xin VAT giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván cho người lớn và trẻ em. 

Nguồn gốc

Vắc xin uốn ván hấp phụ VAT được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam.
 

Vắc-xin uốn Ván hấp phụ (Việt Nam)

Đường tiêm

  • VAT được chỉ định tiêm bắp sâu, liều tiêm 0,5ml.
  • Không tiêm tĩnh mạch trong bất cứ trường hợp nào.
  • Lắc tan đều trước khi tiêm.

Chống chỉ định

  • Không tiêm cho người dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Không tiêm cho đối tượng có các biểu hiện dị ứng ở lần tiêm vắc xin trước.
  • Không dùng cho người có các dấu hiệu, triệu chứng thần kinh sau khi tiêm các liều trước đó.
  • Hoãn tiêm với các trường hợp sốt cao hoặc đang mắc các bệnh cấp tính.

Thận trọng khi sử dụng

  • Đáp ứng miễn dịch của vắc xin VAT có thể bị giảm nếu đang dùng các liệu pháp ức chế miễn dịch.
  • Nếu tiêm nhầm VAT dưới da thì các phản ứng phụ sẽ rất rầm rộ do vắc xin có chứa muối nhôm.
  • Không tiêm quá liều.
  • Vắc xin không chống chỉ định cho đối tượng phụ nữ đang cho con bú.
  • Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng phản ứng phản vệ sau khi tiêm.

Tác dụng không mong muốn

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp được ghi nhận sau khi sử dụng vắc xin VAT như:

  • Sốt; đau, sưng, đỏ chỗ tiêm. Tuy nhiên các triệu chứng này thường nhẹ và tự mất đi
  • Sưng hạch bạch huyết gần nơi tiêm.
  • Có thể có các phản ứng toàn thân: Dị ứng; đau đầu; đổ mồ hôi; ớn lạnh; đau cơ, đau khớp.
  • Hiếm gặp: Rối loạn chức năng thần kinh cánh tay, bả vai.
  • Phải thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải sau khi tiêm vắc xin.

Bảo quản

  • Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Không được để đông đá vắc xin. Loại bỏ vắc xin nếu bị đông đá.

2. Đối tượng

Chỉ định phòng bệnh Uốn ván cho người lớn và trẻ em. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như:

  • Phụ nữ có thai.
  • Công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh, nước thải.
  • Người thường xuyên làm việc tại chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • Người làm vườn, người làm việc ở các trang trại, nông trường.
  • Công nhân xây dựng các công trình.
  • Bộ đội và thanh niên xung phong.

3. Phác đồ, lịch tiêm

a. Lịch tiêm cơ bản 3 mũi

  •  Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
  •  Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
  •  Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2

Lưu ý: Tiêm nhắc mỗi 5 – 10 năm

b. Lịch tiêm ở phụ nữ mang thai:

  •  Lần mang thai đầu tiên: tiêm 2 mũi
  • Mũi 1: tiêm sớm khi phát hiện có thai – thường tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất một tháng, yêu cầu trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng
  • Lần mang thai thứ 2, 3, 4: tiêm 01 mũi – yêu cầu trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.

c. Lịch tiêm Khách hàng đang bị phơi nhiễm (Cần khai thác trước đó KH có tiêm mũi Uốn ván nào chưa)

  •  Nếu Khách hàng tiêm đủ 5 mũi => không cần tiêm thêm
  •  Nếu Khách hàng tiêm từ 3 mũi trở lên => tư vấn tiêm thêm vắc xin uốn ván (VAT), lưu ý không tiêm huyết thanh (SAT).
  • Nếu Khách hàng tiêm < 3 mũi: tiêm tiếp cho đủ 5 mũi.

4. Điều kiện trước tiêm

Cần tiêm vắc xin Uốn ván cách các vắc xin như: 6in1/5in1/4in1/3in1/Td ít nhất là 1 tháng ạ.

Ở phụ nữ mang thai:

+ Lần mang thai đầu tiên: tiêm 2 mũi

  • Mũi 1: tiêm sớm khi phát hiện có thai – thường tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất một tháng, yêu cầu trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.

+ Lần mang thai thứ 2, 3, 4: tiêm 01 mũi – yêu cầu trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.

5. Khoảng cách với vắc xin khác

Khoảng cách khi tiêm vắc xin uốn ván với các vắc xin như 6in1/5in1/4in1/3in1 là ít nhất là 1 tháng.

6. Phản ứng sau tiêm chủng

Sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván hấp phụ (TT), người tiêm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cụ thể như sau:

  • Tại chỗ tiêm: đau, quầng đỏ, nốt cứng hay sưng xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi tiêm và kéo dài trong 1-2 ngày. Tuy nhiên các triệu chứng này thường nhẹ và tự mất đi.
  • Toàn thân: sốt, đau đầu, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp.
Bài viết tham khảo nguồn: Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi